Điểm mặt những cây cảnh phong thủy cần có trong mỗi văn phòng

2015-06-15 13:22

Cuộc sống đô thị hóa với sự phát triển không ngừng của các thiết bị công nghệ, giúp chúng ta cải thiện hiệu suất làm việc rất nhiều, nhưng bên cạnh đó lại khiến cho không gian văn phòng trở nên chật chội, bức bối… Chính vì thế mà nhu cầu xanh hóa nơi làm việc trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Vậy lựa chọn cây xanh thế nào cho phù hợp, hãy cùng chúng tôi điểm mặt 10 cây cảnh không những tốt cho sức khỏe mà lại hợp phong thủy không thể thiếu tại văn phòng làm việc nhé!

 

1 . Cây phát tài - cây thiết mộc lan

 

 


 

Cây phát tài hay còn gọi là thiết mộc lan. Một loại cây cảnh hay được trồng  trước sân, xung quanh nhà. Thường phát tài có một thân mọc thẳng vút lên. Cây lâu năm phát triển cao, cành lá sum suê xanh mướt, sinh chồi nảy lộc.

 

2.  Lan lưỡi  hổ

 

 


 

Lan lưỡi Hổ còn còn được gọi với nhiều tên khác nhau như Lan Da Hổ, Lan Vạn Tuế, Nanh Heo. Lá mọc cụm, rễ bò lan, 2-6 lá mọc thành bó. Lá có hình kim bảng to, mọc thẳng đứng, có các vằn ngang giống như da hổ, nên có tên Lan da hổ. Đây là một trong những loại cây có tác dụng làm sạch không khí và hấp thụ ánh sáng tốt nhất, không đòi hỏi chăm sóc nhiều và chức năng lọc formaldehyde vô cùng hiệu quả trong không khí. Hãy đặt một chậu nhỏ trên bàn làm việc văn phòng của bạn để giúp cơ thể tránh những tác nhân độc hại sinh ra từ các thiết bị công nghệ

 

3 .  Cây kim tiền

 

 


 

Được coi là loại cây “phú quý”, có tác dụng chiêu tài nên Kim tiền rất thích hợp làm quà tặng trong những dịp mừng lễ, tết, thăng chức, khai trương.

Bạn hãy chọn cây có thân xanh tươi, dày chắc, phiến lá hoàn chỉnh. Những cây đã nở hoa sẽ mang lại nhiều "lộc" nhất. Nên bày cây ở hướng Đông, Đông-nam trong phòng hội họp, văn phòng, hay trên bàn giám đốc.

 

4 . Cây ngọc ngân

 

 


 

Cây Ngọc Ngân là sự kết hợp hài hòa giữa hai màu xanh – trắng mang một vẻ đẹp sang trọng khi trang trí nội thất. Cây sống tốt dưới môi trường máy lạnh và ánh sáng yếu nên phù hợp trang trí phòng khách, nhà bếp, văn phòng, hành lang… Đây cũng là cây mang đến nhiều bổng lộc, may mắn khi đặt trên bàn làm việc hay trang trí trong văn phòng, phòng khách…

 

5 . Cây Ngũ gia bì

 

 


 

Ngũ gia bì là một loại cây cảnh quý , được ưa thích trồng trang trí nội thất văn phòng. Cây thân gỗ, lá thuôn, nhiều lá mọc từ một đỉnh cành như chân chim. Lá màu xanh thẫm hoặc loang vàng. Là cây nội thất đẹp vì có khả năng chịu bóng tốt.

Ngoài tác dụng lọc khí , giải độc cho văn phòng , ngũ gia bì còn có rất nhiều công dụng trong đông y và đặc biệt có khả năng đuổi muỗi cực tốt , giúp bảo vệ an toàn cho mọi người trong phòng.

 

6 . Cây phong lữ thảo

 

 


 

Mùi hương của cây phong lữ giúp tăng cường sự tỉnh táo nhạy bén của trí não vì thế giảm việc sử dụng nhiều cà phê. Để các cây cảnh phát triển tốt, nên để chậu cây gẩn cửa sổ nơi có ánh nắng và tưới cây đều đặn mỗi ngày để đất luôn ẩm ướt.

Phong lữ thảo rủ cũng là loài hoa rất đẹp, màu sắc đa dạng , chắc chắn sẽ chinh phục được trái tim của các eva. Nếu bạn "chẳng may" bị nàng nào trong văn phòng đốn tim thì hãy mua tặng nàng nhé.

Hằng cuối năm, trong tiết trời se lạnh của mùa giáng sinh, phát tài đồng loạt trổ bông thành những chùm dài, tỏa hương thơm ngát.

 

7 . Cây lan ý

 

 


 

Lan ý thích hợp trồng trong chậu nhỏ đặt trong văn phòng. Nó lọc rất nhiều độc tố như aceton, benzen, formldehyd và trichloroethylen, cụ thể là các loại khí có hại từ chất tẩy rửa móng tay, đồ trang điểm hay nước rửa kính.

Hàng ngày, khi sinh hoạt và làm việc, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều các nguy cơ khi tiếp xúc với bức xạ và điện từ các thiết bị hiện đại. Các tế bào trên cơ thể cũng bị ảnh hưởng bởi chúng. Lan ý chính là một trong những loại cây tốt để hóa giải điều này. Theo một số nghiên cứu, đặt cây này trong phòng có thể giúp phần nào cân bằng cơ thể các trường năng lượng tiếp xúc với các năng lượng bức xạ (phát ra từ máy tính, đồng hồ, điện thoại...v.v...).

Lan ý còn có tác dụng cân bằng trường khí, hấp thu các nguồn năng lượng xung khắc trong nhà, tạo nên 1 không gian yên bình và hòa hợp.

 

8 . Cây hoa dừa cạn

 

 


 

Hoa dừa cạn còn có tên là Hải đằng, và trong Đông y hoa dừa cạn có tên là trường xuân hoa, dương giác, bông dừa. Hoa có 3 màu, phớt hồng, phớt tím và màu trắng.

Điều đặc biệt ở loài hoa này là, mỗi khi ở đầu cành non một phiến lá cựa mình nhú lên thì liền sau đó, ngay giữa nách lá, hai đóa hoa sẽ xuất hiện. Lá và hoa cùng đua nhau vươn lên khiến cho hình ảnh khóm dừa cạn tuy nhỏ bé nhưng luôn tràn đầy sức sống.

Hoa nở không ngừng từ mùa xuân đến mùa thu và cái tên nhật nhật xuân hay thiên thiên xuân của loài hoa này cũng bắt nguồn từ đó.

 

9 . Cây nha đam - lô hội

 

 


 

Nha đam là cây thảo sống nhiều năm, lá màu xanh lục, không cuống, mọc sít nhau, dày, mẫm, hình ba cạnh, mép dày, có răng cưa thô. Do có tính chất mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nên ngoài việc sử dụng để làm đẹp thì lô hội còn được sử dụng như một loại thuốc chữa bệnh như đau đầu, chóng mặt, tiêu hóa kém...

Ngoài ra Nha đam còn là loài cây có tác dụng thanh lọc được những chất độc trong không khí , rất tốt cho phòng làm việc của bạn.

 

10 . Cây hồng môn

 

 


 

Hồng môn có tác dụng trang trí cao, thường hoa đỏ 1 cánh nên gọi là cây “lưỡi lửa”, hay còn gọi là cây “hạc hồng” (flamant rose) (nhưng cũng có loại anthurium có hoa màu khác). Cây cần nhiều ánh sáng và độ ẩm cao (tưới nhiều nước). Hút nhiều chất khí độc.

 

Nội thất Hòa Phát sưu tầm